Mặc dù là một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ tác dụng của Cao Sơn Dương là gì? Cao Sơn Dương được dùng chữa trị nhiều bệnh ở người khá hiệu quả, đồng thời nó cũng giúp sức khỏe con người tốt hơn sau khi sử dụng. Và sau đây toptacdung.com sẽ cung cấp top 10 tác dụng của Cao Sơn Dương để bạn nắm rõ hơn về loại cao này nhé.
Bạn đang xem: Top 10 tác dụng của cao sơn dương
Sơn Dương là gì?
Sơn Dương hay còn gọi là linh hương, dê rừng – là loài động vật thuộc họ trâu bò, thuộc bộ ngón chẵn. Sơn Dương Đông Dương là một phân loài của Sơn Dương lục địa thuộc Chi Tì linh được phân bố rộng rãi tại vùng Đông Nam Á. Chủ yếu là ở bán đảo Đông Dương tại các quốc gia như Việt Nam, Lào, Camphuchia, Thái Lan…
Sơn Dương Đông Dương có kích thước lớn, con lớn trên 150kg, toàn thân phủ lông dày, sừng ngắn cong về phía sau và đuôi khá ngắn. Một số Sơn Dương đực thậm chí to như con hươu, Sơn Dương đầu đàn có cặp sừng đen nhánh, to lớn hơn con bê nhỡ. Hiện nay Sơn Dương đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thuộc loài quý hiếm do bị săn bắt quá nhiều.
Top 10 tác dụng của Cao Sơn Dương
Tương tự nhưu cao ngựa bạch, cao hổ cốt, trong Cao Sơn Dương chứa hàm lương dinh dưỡng dồi dào, lượng protein trong cao Sơn Dương lên đến 80% và có các axit amin và khoáng chất như canxi, magie, natri, kali, sắt… Chính vì vậy Cao Sơn Dương có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, cụ thể như sau:
1. Chữa phong thấp, đau đầu, hoa mắt
Những người thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, gầy yếu do lao lực quá sức nên sử dụng Cao Sơn Dương để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Chuẩn bị 10g Cao Sơn Dương, 60g gạo tẻ nấu thành cháo, cho thêm gia vị. Chia thành vài lần ăn trong ngày bồi bổ sức khỏe, giúp các chứng bệnh trên suy giảm.
2. Chữa đau lưng mạn tính
Cao Sơn Dương còn có tác dụng chữa bệnh đau lưng mạn tính khá hiệu quả. Cần chuẩn bị 10g Cao Sơn Dương, 6g trần bì, 6g riềng, 2 quả thảo quả, 3g gừng tươi hầm lấy nước cốt rồi nấu cháo ăn. Bệnh đau lưng sẽ thuyên giảm đáng kể sau thời gian sử dụng.
3. Bồi dưỡng cho trẻ em chậm lớn
Với những bé biếng ăn, chậm lớn thì Cao Sơn Dương cũng là vị thuốc hữu hiệu giúp bé tăng cân đều đặn hơn. Dùng 5g Cao Sơn Dương hầm kỹ với 10g nhục thung dung, 100g hoài sơn rồi chia thành vài phần ăn trong ngày cho bé. Vị thuốc này giúp bé ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn cho bé.
4. Trẻ em chậm mọc răng
Với những trẻ em chậm mọc răng, sử dụng Cao Sơn Dương giúp kích thích răng mọc đúng thời điểm mà không hề gây ảnh hưởng gì cho bé. Chỉ cần dùng 5g Cao Sơn Dương quấy tạn với cháo nóng ngày 1 lần cho bé ăn liên 1 tuần. Tình trạnh chậm mọc răng của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
5. Tốt cho phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh cơ thể mất nhiều năng lượng, suy nhược cơ thể đi rất nhiều nên cần bồi bổ kỹ lưỡng. Cao Sơn Dương chứa nguồn dưỡng chất dồi dào mang lại sức khỏe tốt hơn cho chị em. Chuẩn bị 10g Cao Sơn Dương nấu cháo gạo nếp. Nếu mẹ kém sữa thì có thể thay thế gạo nếp bằng ý dĩ và gia thêm mộc thông. Sức khỏe mẹ sẽ hồi phục nhanh chóng nhờ ăn món này trong thời gian ngắn.
Cao Sơn Dương có tác dụng gì6. Bổ sung dinh dưỡng cho người thiếu máu hoặc ốm mới dậy
Những người bị thiếu máu hoặc ốm mới dậy cơ thể rất yếu ớt làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc, học tập. Vì vậy nên sử dụng Cao Sơn Dương để bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng. Dùng Cao Sơn Dương giúp ăn ngon miệng và nhanh chóng lại lấy cân nặng ban đầu hơn. Nếu bạn muốn bổ sung canxi trong máu thì có thể dùng thêm cao mèo đen cũng có nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.
7. Hỗ trợ điều trị chứng tay chân lạnh hay ra mồ hôi tay
Cao Sơn Dương còn có tác dụng cải thiện tình trạng tay chân bị lạnh hay ra mồ hôi tay. Cần tham khảo và thực hiện theo sự chỉ dẫn của chuyên gia để điều trị chứng bệnh này hiệu quả hơn.
8. Cao Sơn Dương giúp vết thương mau lành
Nếu không may có vết thương nào đấy trên cơ thể dù nặng hay nhẹ bạn cũng nên sử dụng Cao Sơn Dương. Loại cao này có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng, hạn chế nhiễm trùng khiến vết thương nặng hơn.
9. Làm giảm nhức mỏi, mạnh gân xương
Những người thường xuyên đau nhức, mệt mỏi, đặc biệt là người già nên sử dụng Cao Sơn Dương. Hàm lượng dinh dưỡng có trong cao giúp bồi bổ cho cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức khỏe và làm hạn chế chứng mệt mỏi, đau nhức ở người. Ngoài ra nó còn giúp làm mạnh gân xương, ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến xương cốt. Ngoài ra bạn có thể dùng cao trăn để điều trị chứng đau lưng, đau nhức xương khớp cũng khá hiệu quả.
10. Tăng cường “sức khỏe” cho nam giới
Các chuyên gia cho biết Cao Sơn Dương còn có tác dụng giúp cho chuyện vợ chồng hiệu quả hơn. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, loại cao này bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe nam giới, thâm chí tốt cho cả nữ giới. Chuẩn bị 10g dâm dương hoắc, 10g ba kích, 10g nhục thung dung sắc lấy nước cốt hòa với 10g Cao Sơn Dương uống trong ngày, tình trạng “sức khỏe” sẽ được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra cao hồng sâm Hàn Quốc cũng là sản phẩm hỗ trợ tốt cho sức khỏe của nam giới, bạn có thể tìm hiểu thêm để sử dụng thay thế nếu không mua được cao Sơn Dương.
Lưu ý khi sử dụng Cao Sơn Dương
– Nên dùng Cao Sơn Dương ngày khoảng 6-12g, thái thành miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ. Hoặc có thể ngâm rượu ¼ để uống, thái lát nhỏ hầm cách thủy với tim, gan, cật, chim, gà con…
– Cần bảo quản Cao Sơn Dương nơi thoáng mát, nên lót vôi sống để dưới đáy thùng vào mùa hè và đậy kín nắp. Hoặc cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh.
– Cần chọn nơi uy tín bán Cao Sơn Dương tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không nguyên chất làm giảm tác dụng của cao, thậm chí có phản ứng ngược lại gây hại khi sử dụng.
– Trước khi sử dụng Cao Sơn Dương cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia để đạt hiệu quả tốt hơn.
Thân nhỏ gọn, cao khoảng 50 cm, nặng 80 – 130 kg. Đầu to, hơi dài, mõm nhọn, tai giống tai lừa, cổ to, chân ngắn, sừng phân nhánh, cong về phía sau, màu đen, ở gốc sừng có tuyến hôi, bờm ngắn phủ từ trán đến vai. Từ gốc tai đến dưới mõm và xung quanh mắt mũi có lông dài màu vàng nhạt, trên trán có lông màu trắng; đuôi rất ngắn.Bộ lông sơn dương dày, dài và cứng, màu xám đen hoặc xám tro.2. Phân bố, sinh thái
Sơn dương phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Nepal, Mianma, Lào, Malaysia, Indonesia, ở Việt Nam, sơn dương có ở Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Kon Tum, Gia Lai…Sơn dương sống ở rừng núi đá, thường gặp ỏ lưng chừng núi, đôi khi trên đỉnh núi. Nơi ở của nó là những hang hốc nhỏ. Sống theo đàn 3-4 con, có khi hàng chục con; con già thường sống đơn độc, kiếm ăn vào ban ngày, thường không xa nơi ở. Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá, mầm và quả cây, rêu.Sơn dương sinh sản vào tháng 3-4, mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.3. Bộ phận dùng và tính vị, công năng
Xương sơn dương (sơn đương cốt) có vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ thấp, giảm đau. Thịt có vị ngọt, tính nhiệt, không độc, có tác dụng bổ dương, ích khí, trừ lam chướng.
Sừng (linh dương giác) có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng phong nhiệt, trấn kinh, loạn huyết.
Tiết có vị mặn, tanh, tính bình, có tác dụng trừ độc, tán ứ.
4. Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bắt được sơn dương, nhân dân xả thịt, hứng tiết, lấy xương, sừng, mật và đôi khi cả dương vật để dùng chữa bệnh.
Tiết sơn dương: Uống ngay tiết còn nóng khi vừa cắt trong trường hợp bị trúng độc do ăn phải nấm độc hoặc thức ăn có độc. Hoặc pha tiết với ít rượu, uống để chữa ngã bị tụ máu, sưng đau.
Sừng sơn dương chẻ nhỏ, sao khô, nghiền nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 2 – 5g, ngày 2 lần. Chữa sốt cao, sơn lam chướng khí. Để chữa đau đầu dữ dội, mê man, nôn mửa, lấy sừng sơn dương (1 cái) sao thật khô, tán nhỏ thành bột, rồi sắc với xuyên khung (10g), thiên ma (5g), uống trong ngày. Sừng sơn dương đốt thành than, tán nhỏ, mỗi lần uống 12g với rượu chống sẩy thai (Nam dược thần hiệu).
Xương sơn dương thường được chế biến thành cao với công dụng chữa thiếu máu, đau lưng, tê thấp, nhức mỏi gân xương, làm vết thương mau lành. Ngày uống 5 – 10g cao cắt mỏng, uống với nước ấm hoặc ngâm rượu uống. Xương sơn đương đôi khi còn được nấu cùng với xương dê nhà và đặc biệt với xương hổ để tăng cường tính bổ trợ và làm tăng giá trị chữa bệnh của cao hổ cốt.
Thịt sơn dương được đồng bào miền núi đánh giá cao về giá trị chữa bệnh. Họ cho rằng những người luôn được ăn thịt sơn dương sẽ có cơ thể cường tráng, thể lực dồi dào, lao động và săn bắn không biết mệt. Người bị ngoại cảm, sốt cao, không được dùng thịt sơn dương. Ngoài ra, mật sơn dương cũng được dùng như mật gấu, mật trăn, để chữa đau đầu, hen suyễn, bệnh ngoài da. Sừng sơn dương đôi khi được thay thế hoặc làm giả sừng tê giác để chữa sốt cao, co giật.
5. Bài thuốc có sơn dương
1. Chữa sốt cao, co giật:Sừng sơn dương (30g), móc câu đằng (10g) giã nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày.
2. Chữa thiếu máu (dùng cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi đẻ thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng, mồ hôi nhiều, chân tay lạnh:Thịt sơn dương (200g) thái mỏng; hoàng kỳ, đảng sâm, đương quy (mỗi vị 25g) nấu với nước bằng lửa nhỏ cho thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước (Tài liệu nước ngoài).
Xem thêm: Top 5 Thỏi Son Hồng Cánh Sen Son Lì Chất Lượng, Giá Tốt, Just A Moment
Ghi chú:Hiện nay, số lượng sơn dương trong tự nhiên không còn nhiều và đang trở thành đối tượng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn bừa bãi. Do đó, sơn dương đã được đưa vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ triệt để.