Trong đông y có một phương pháp chữa bệnh đó là giác hơi. Trong một vài bệnh lý thuộc chỉ định điều trị của giác hơi, chúng ta thường thấy bác sĩ thao tác dùng các bầu giác để thực hiện trên bệnh nhân.
Vậy giác hơi có tác dụng gì? Cơ chế hoạt động của giác hơi như thế nào? Cần lưuý những gì khi thực hiện phương pháp giác hơi? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Công dụng của giác hơi
Giác hơi là gì?
Giác hơilà liệu pháp y học thay thế dùng áp suất trong một dụng cụ giác gọi là ống giác nhằm gây sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể, phòng và trị một số chứng bệnh. Hiện nay giác hơi cũng như đa số liệu pháp và ngành y học thay thế đều được cộng đồng y khoa học và y học lâm sàng xếp vào giả khoa học.
Phương thức trị liệu này có nguồn gốc từ Trung Quốc và có tên gọi khác là hỏa liệu pháp. Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng để đặt lên da người bệnh. Mục đích là tạo áp suất âm trong những chiếc cốc này và gây sung huyết mạch máu tại chỗ, giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc hoặc phòng và điều trị một số bệnh lý.
Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng để đặt lên da người bệnh
Quy trình thực hiện giác hơi
Trước đây, liệu pháp giác hơi được thực hiện bộ giác hơi sừng động vật, sau đó, được chế tạo từ tre và tiếp đến là gốm. Lực hút từ cốc chủ yếu được tạo ra thông qua sử dụng nhiệt. Giác hơi hiện nay được thực hiện bằng cách sử dụng các cốc thủy tinh có một lỗ hở bên trên có thể đóng mở được và một cây súng có đầu cao su để rút không khí bên trong.
Có 3 phương pháp giác hơi được áp dụng hiện nay, bao gồm:
Giác hơi “khô”: Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách đun nóng bên trong cốc que lửa, đốt cồn, thảo mộc, giấy. Sau khi lửa tắt thì người giác hơi sẽ úp cốc vào da người bệnh, khi không khí bên trong nguội đi sẽ tạo ra áp suất âm để kéo da vào bên trong cốc. Khi đó, da có thể chuyển sang màu đỏ khi các mạch máu phản ứng với sự thay đổi áp lực.Giác hơi “khí”: Phương pháp này sẽ thay thế cho việc sử dụng ngọn lửa để đốt. Cốc giác được áp lên da và hút không khí trong cốc bằng một bên bơm chuyên dụng để tạo ra chân không. Phương pháp này đã khắc phục được rủi ro bị bỏng do lửa gây ra so với phương pháp giác hơi “khô” truyền thống.Giác hơi “ướt”: Đây là phương pháp kết hợp chích lể da trước khi đặt cốc giác, khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.Đối với phương pháp giác hơi “khô” và giác hơi “khí”, sau khi đặt cốc lên da sẽ được giữ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 5 – 10 phút. Đối với phương pháp giác hơi ướt thì chỉ cần đặt trong vài phút rồi lấy ra, sau đó dùng kim chích rồi lại dùng cốc hút lấy máu. Tiếp đến, người bệnh sẽ được bôi thuốc mỡ và dùng băng gạc nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Giác hơi ướt thường có vết bầm tím nhẹ hoặc các triệu chứng khác như nhức mỏi, tuy nhiên đừng quá lo lắng vì chúng sẽ tự biến mất trong vòng 10 ngày.
Đôi khi giác hơi được thực hiện cùng với phương pháp điều trị châm cứu để đạt được kết quả tốt nhất.
Các phương pháp giác hơi được áp dụng hiện nay
Giác hơi có tác dụng gì?
Tăng lưu thông máu
Trong liệu pháp giác hơi, khi cơ quan bị bệnh gửi tín hiệu đến da qua các dây thần kinh tự chủ. Sau đó da sẽ phản ứng bằng cách trở nên mềm và đau kèm theo sưng tấy. Các thụ thể trên da được kích hoạt khi áp bầu giác vào da. Toàn bộ quá trình sẽ dẫn đến sự gia tăng lưu thông máu và cung cấp máu cho da và các cơ quan nội tạng thông qua các kết nối thần kinh.
Ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch
Giác hơi làm giãn mao mạch tại chỗ và tăng lưu lượng máu qua da; điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Mạch máu ở những vùng được điều trị bằng giác hơi được giãn ra do giải phóng các chất giãn mạch như adenosine, noradrenaline và histamine, dẫn đến tăng lưu thông máu.
Thải chất độc máu
Một nghiên cứu của Mahdavi và cộng sự (2012) cho thấy sự gia tăng đáng kể nồng độ axit uric trong huyết thanh so với mẫu máu tĩnh mạch. Sự gia tăng lưu lượng máu có thể thúc đẩy việc giải phóng các chất độc và chất thải; cải thiện trạng thái dinh dưỡng cục bộ và cuối cùng là thúc đẩy sự trao đổi chất và hỗ trợ các khía cạnh khỏe mạnh; loại bỏ các yếu tố gây bệnh.
Tác động lên hệ thống miễn dịch
Giác hơi có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch qua ba con đường. Đầu tiên, giác hơi kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tạo ra một chứng viêm nhân tạo tại chỗ. Thứ hai, giác hơi kích hoạt hệ thống bổ sung. Thứ ba, giác hơi làm tăng mức độ của các sản phẩm miễn dịch như interferon và yếu tố hoại tử khối u. Hiệu ứng giác hơi trên tuyến ức làm tăng lưu lượng bạch huyết trong hệ thống bạch huyết.
Cần lưu ý gì khi thực hiện giác hơi?
Bên cạnh những tác dụng của giác hơi, các tác dụng phụ bạn có thể gặp sẽ thường xảy ra trong quá trình điều trị mà bạn cần lưu ý như:
Khối máu tụ.Ra mồ hôi hoặc buồn nôn.Nhiễm trùng, nguy cơ này nhỏ và có thể phòng tránh được.Cảm thấy chóng mặt trong quá trình thực hiện.Nếu bạn muốn sử dụng liệu pháp giác hơi như một phần của kế hoạch điều trị, bạn hãy thảo luận về điều này cùng với bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn.
Một số trường hợp không được áp dụng liệu pháp giác hơi:
Trẻ em dưới 4 tuổi, người đang bị sốt cao, co giật, bị trầy xước hoặc bệnh lý ngoài da.Người bị ung thư di căn.Người bị bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh.Người đang say rượu, kích động, quá mệt mỏi.Bệnh lý phù toàn thân.Người lớn tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang có kinh nguyệt.Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp giác hơi
Giác hơi là một phương thức trị liệu không dùng thuốc khá độc đáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn có tên gọi khác là hỏa liệu pháp. Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng đặt lên da người bệnh với mục đích là tạo áp suất âm trong những chiếc cốc này và gây sung huyết mạch máu tại chỗ, từ đó giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc hoặc phòng và điều trị một số bệnh lý.Giác hơi khô
Giác hơi “khí”: Thay vì sử dụng một ngọn lửa để đốt, với phương pháp này, cốc giác được áp lên da và hút không khí trong cốc bằng một bên bơm chuyên dụng để tạo ra chân không.
Giác hơi “ướt”: Giác hơi bằng phương pháp này sẽ kết hợp chích lể da trước khi đặt cốc giác. Khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.
Tác dụng
Theo Y học cổ truyền, giác hơi có tác dụng điều chỉnh âm dương, sơ kinh thông lạc, phù chính khử tà, hoạt huyết khử ứ, giải trừ đau nhức.
Theo Y học hiện đại, áp suất âm bên trong cốc có tác dụng kéo da vào vùng bên trong cốc giác, giúp các lỗ chân lông mở ra, kích thích sự lưu thông của máu trong lòng mạch, đồng thời còn tạo ra một lỗ thông để loại trừ các độc tố trong cơ thể.
Bên cạnh đó, môi trường chân không bên trong cốc giác còn giúp các mô giãn nở cục bộ, chính việc này tạo điều kiện cho mạch máu giãn nở và tăng lưu lượng máu đến các mô bệnh lý, tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa tế bào, ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch,thải chất độc, tăng cường hệ thống miễn dịch, và giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
Một số bệnh lý có thể được điều trị bằng phương pháp giác hơi
Đau nhức mỏi cơ xương khớp như đau lưng, đau vai gáy, đau gối…Đau dạ dày, viêm dạ dày, thống kinhTăng huyết áp
Chắp lẹo, đau mắt
Béo phì
Điều trị các vấn đề da liễu như mụn rộp, mụn trứng cá.
Xem thêm: Trò chơi rồng đen mk4 về máy tính, tải game rồng đen mk4 về máy tính
Những trường hợp cần chống chỉ định với giác hơi
Người bệnh có các tổn thương trên da tại vùng giác hơi như trầy xước, viêm da, các bệnh da liễu như lang ben, hắc lào, chàm, vẩy nến…Người bệnh sốt cao hoặc đang co giậtBệnh nhân tiền sử bệnh tim, thận, phổi
Bệnh nhân rối loạn đông cầm máu, đang bị xuất huyết, số lượng tiểu cầu thấp, ung thư máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu
Bệnh nhân phù toàn thân
Các bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh…Tiền căn có huyết khối tĩnh mạch sâu
Trẻ em dưới 4 tuổi
Người cao tuổi khi lớp da và cơ quá mỏng, dễ xảy ra biến chứng khi giác hơi
Bệnh nhân ung thư di căn
Người đang say rượu, quá mệt mỏi, ăn quá no hoặc quá đói…
Người bệnh muốn tìm hiểu rõ hơn hay muốn được giải đáp những thắc mắc về phương pháp giác hơi, vui lòng liên hệ với Trung tâm Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để được tư vấn, điều trị.