Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng lá dâu tằm để hỗ trợ cải thiện thị lực, bổ gan, đuổi gió và thanh nhiệt. Nó cũng hỗ trợ điều trị chóng mặt, kiết lỵ, hỗ trợ chức năng gan, duy trì làn da tươi trẻ, các triệu chứng ho và cảm lạnh, tăng cường máu, điều trị đau bụng và tăng cường mắt. Đọc thêm để hiểu rõ hơn về công dụng và lợi ích của lá dâu tằm.
Bạn đang xem: Công dụng của lá dâu tằm
Cây dâu tằm tạo ra những quả mọng có hương vị được ưa chuộng trên khắp thế giới và thường được coi là siêu thực phẩm do chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và những hợp chất thực vật mạnh mẽ. Tuy nhiên, quả không phải là bộ phận duy nhất của cây dâu tằm có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn. Trong nhiều thế kỷ, lá của nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
Trong thực tế, lá cây có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng chứa nhiều hợp chất thực vật mạnh mẽ như chất chống oxy hóa polyphenol, cũng như vitamin C, kẽm, canxi, sắt, kali, phốt pho và magie.
1. Lá dâu tằm được sử dụng như thế nào ?
Các ghi chép về 3000 năm trồng cây dâu tằm được tìm thấy ở Trung Quốc. Cây dâu tằm được người Trung Quốc cổ đại dùng làm thực phẩm, làm giấy, nuôi tằm và làm thuốc chữa bệnh. Lá dâu tằm (Morus) thuộc họ thực vật Moraceae và bao gồm một số loài, chẳng hạn như dâu tằm đen (M. nigra), dâu tằm đỏ (M. rubra) và dâu tằm trắng (M. alba).
Có nguồn gốc từ Trung Quốc, cây dâu tằm hiện được trồng ở nhiều vùng, bao gồm Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Lá dâu tằm có nhiều ứng dụng trong ẩm thực, y học và công nghiệp.
Lá và các bộ phận khác của cây có chứa nhựa cây màu trắng sữa gọi là nhựa mủ, độc tính nhẹ đối với con người và có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng nếu ăn phải hoặc kích ứng da nếu chạm vào. Tuy nhiên, nhiều người tiêu thụ lá dâu tằm mà không gặp phải tác dụng phụ. Chúng được cho là có hương vị rất ngon và thường được sử dụng để làm cồn thuốc và trà thảo mộc - một loại đồ uống sức khỏe phổ biến ở các nước châu Á. Lá non sau khi nấu chín có thể ăn được.
Bạn cũng có thể bổ sung lá dâu tằm, loại thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của chúng. Ngoài ra, những chiếc lá này là nguồn thức ăn duy nhất của con tằm - một loài sâu bướm tạo ra tơ - và đôi khi được sử dụng làm thức ăn cho động vật lấy sữa.
2. Lợi ích sức khỏe của lá dâu tằm
Lá dâu tằm có thể giúp giảm lượng đường trong máu, cholesterol và mức độ viêm nhiễm. Những thuộc tính này có thể làm cho chúng hữu ích để chống lại bệnh tim và bệnh tiểu đường.
2.1. Có thể làm giảm lượng đường trong máu và điều chỉnh nồng độ insulin
Lá dâu tằm cung cấp một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường. Chúng bao gồm 1 - deoxynojirimycin (DNJ), ngăn chặn sự hấp thụ carbs trong ruột của chúng ta. Đặc biệt, những loại lá này có thể làm giảm lượng đường cao trong máu và insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.
Trong một nghiên cứu thực hiện gần đây, 37 người trưởng thành đã ăn maltodextrin, một loại bột giàu tinh bột làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Sau đó, họ được cho uống chiết xuất lá dâu tằm có chứa 5% DNJ. Những người dùng 250 hoặc 500 mg chiết xuất có mức tăng lượng đường trong máu và insulin thấp hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược.
Ngoài ra, ở một nghiên cứu kéo dài 3 tháng, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống 1.000 mg chiết xuất lá dâu tằm 3 lần mỗi ngày trong bữa ăn đã giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn, so với nhóm dùng giả dược.
Lá dâu tằm có công dụng giảm đường trong máu
2.2 Có thể tăng cường sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất lá dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nồng độ cholesterol và huyết áp, giảm viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch - sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể dẫn đến bệnh tim. Một nghiên cứu đã cho 23 người bị cholesterol cao 280 mg bổ sung lá dâu tằm 3 lần trên mỗi ngày. Sau 12 tuần, nồng độ cholesterol LDL (xấu) của họ giảm 5,6% trong khi cholesterol HDL (tốt) của họ tăng 19,7%.
Một nghiên cứu khác kéo dài 12 tuần ghi nhận rằng 10 người có chất béo trung tính cao uống bổ sung lá dâu tằm có chứa 36 mg DNJ hàng ngày đã giảm mức đánh dấu này xuống trung bình 50 mg/d
L.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng loại lá này có thể ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và giảm tổn thương tế bào và mức huyết áp cao, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
2.3. Có tác dụng giảm viêm
Lá dâu tằm chứa nhiều hợp chất chống viêm, bao gồm chất chống oxy hóa flavonoid. Một số nghiên cứu cho thấy rằng lá dâu tằm có thể chống lại chứng viêm và stress oxy hóa, cả hai đều có liên quan đến bệnh nhiều bệnh mạn tính. Các nghiên cứu trên chuột trong chế độ ăn nhiều chất béo chứng minh rằng chất bổ sung từ lá này làm giảm các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C, cũng như các dấu hiệu căng thẳng oxy hóa như superoxide dismutase.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm trên các tế bào bạch cầu của con người cũng cho thấy rằng chiết xuất từ lá dâu tằm và trà của nó không chỉ làm giảm các protein gây viêm mà còn giảm đáng kể tổn thương DNA do stress oxy hóa gây ra. Mặc dù những kết quả này rất đáng để chờ đợi tuy nhiên phần lớn trong số chúng mới chỉ được tiến hành trên động vật, do đó cần thêm các nghiên cứu trên người để có thể chứng minh tác động của lá dâu tằm đến sức khỏe.
2.4. Giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh
Trà dâu tằm được sử dụng để điều trị gan và các chứng bệnh. Thuốc điều trị nhức đầu, ho, đau mắt, sốt và đau họng. Sự phát triển của các chủng vi khuẩn bị cấm giúp ngăn ngừa bệnh viêm họng hạt. Các triệu chứng cảm lạnh có thể được phục hồi bằng cách uống trà dâu tằm. Nó giúp loại bỏ sự phát triển của vi khuẩn.
2.5. Chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe
Lá dâu tằm chứa nhiều magie. Magie cần thiết cho hoạt động của dây thần kinh, cơ bắp và duy trì tim bình thường. Nó làm tăng chuyển hóa năng lượng, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, quản lý lượng đường trong máu và duy trì huyết áp bình thường.
Ngoài ra, lá dâu tằm cũng giàu vitamin B2. Sự hiện diện của vitamin B2 giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, quản lý sự sinh sản và tăng trưởng, sản xuất năng lượng, quản lý hoạt động của tuyến giáp, loại bỏ mụn trứng cá, bảo vệ hệ thần kinh, mắt khỏe, hấp thụ khoáng chất, bảo vệ đường tiêu hóa và hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
Nước ép dâu tằm có chứa chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Nó cũng sở hữu được các đặc tính chữa bệnh. Nó tăng cường lưu thông máu và giảm huyết áp, dẫn đến giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ. Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu cũng có thể được loại bỏ nhờ nước dâu tằm.
2.6. Các lợi ích sức khỏe tiềm năng khác
Mặc dù nghiên cứu còn hạn chế, nhưng lá dâu tằm có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe khác, bao gồm :
Tác dụng chống ung thư. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm liên kết loại lá này với hoạt động chống ung thư chống lại các tế bào ung thư gan và cổ tử cung ở người và cho những kết quả hết sức đáng khích lệSức khỏe gan. Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã xác định rằng chiết xuất lá dâu tằm có thể bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại và giảm viêm gan.Giảm cân. Các nghiên cứu về loài gặm nhấm ghi nhận rằng những loại lá này có thể làm tăng quá trình đốt cháy chất béo và thúc đẩy quá trình giảm cân.Cải thiện sắc tố da. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất lá dâu tằm có thể ngăn ngừa tăng sắc tố - hoặc các mảng da tối màu - và làm sáng màu da với một cách tự nhiên.
Mặc dù lá dâu tằm phần lớn đã được chứng minh là an toàn trong cả nghiên cứu trên người và động vật, nhưng nó có thể dẫn đến tác dụng phụ ở một số người.
Ví dụ, một số người đã xuất hiện các tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi và táo bón khi dùng chất bổ sung có hoạt chất từ lá dâu tằm. Ngoài ra, những người dùng thuốc tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng lá dâu tằm do tác dụng của nó đối với lượng đường trong máu.
Hơn nữa, cần có những nghiên cứu sâu hơn về con người để thiết lập sự an toàn của loại lá này khi sử dụng trong thời gian dài. Trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng do chưa đủ nghiên cứu về độ an toàn.
Lời khuyên là chúng ta nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung thảo dược nào, đặc biệt nếu chúng ta đang phải dùng thêm các loại thuốc khác hoặc đang mắc phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Lá dâu tằm từ lâu đã được sử dụng ở trong y học cổ truyền và có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe ấn tượng. Loại lá cây độc đáo này có thể chống lại chứng viêm và làm giảm các yếu tố nguy cơ khác nhau đối với bệnh tim và tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu trên người để chứng minh những tác động này của lá dâu tằm. Chúng ta có thể dùng nó như một chất bổ sung hoặc ăn lá non nấu chín. Tuy nhiên, do những tác dụng phụ tiềm ẩn của lá dâu tằm, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi thêm lá dâu tằm vào thói quen ăn uống của mình.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề dinh dưỡng cho cơ thể cần bác sĩ tư vấn, bạn có thể để lại câu hỏi ở mục HỎI BÁC SĨ VINMEC trực tiếp trên website bệnh viện. Câu hỏi của bạn sẽ được gửi đến bác sĩ và bạn sẽ nhận được tư vấn trong thời gian sớm nhất!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Quả dâu tằm được chế biến thành nhiều món ăn, thức uống giải khát vào mùa hè. Vậy lá dâu tằm ăn sống được không? Tìm hiểu với nhà thuốc Long Châu ngay!
Lá dâu tằm ăn sống được không? Hay chỉ có quả dâu tằm mới ăn được? Và liệu ngoài công dụng là một loại thực phẩm thì lá dâu tằm còn có công dụng gì trong y học hay không? Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
Cây dâu tằm
Từ thời xa xưa, dâu tằm được tìm thấy và phát hiện ở Trung Quốc. Chúng được sử dụng để sản xuất giấy, nuôi tằm, làm thực phẩm và dùng để chữa bệnh. Cây dâu tằm mọc nhiều ở vùng nhiệt đới và tập trung phát triển vào mùa hè ở vùng ôn đới.
Theo nhiều nghiên cứu, mọi bộ phận của cây dâu tằm đều có thể sử dụng. Từ vỏ cây, rễ cây, quả dâu tằm, lá dâu tằm đến cành non hay tầm gửi mọc trên cây đều có thể làm thực phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh.
Mọi bộ phận của cây dâu tằm đều có thể sử dụngLá dâu tằm ăn sống được không? Cách dùng như thế nào là đúng?
Lá dâu tằm (tang diệp) được nghiên cứu cho thấy có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như polyphenol, vitamin C, các khoáng chất khác như kẽm, canxi, sắt, kali,...
Tuy nhiên lá và các bộ phận khác của cây có chứa nhựa mủ màu trắng, độc tính nhẹ, nếu ăn sống hoặc chạm phải thì có thể sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng, kích ứng da. Nhưng vẫn còn một vài người không bị sao khi ăn lá dâu tằm và họ cho biết lá dâu có hương vị khá ngon.
Vậy nên, lời khuyên từ các chuyên gia tây y và đông y là không nên ăn sống lá dâu tằm mà hãy chế biến trước để đảm bảo an toàn.
Lá dâu tằm có ăn sống được không?Chúng ta có thể chế biến lá dâu tằm chung thành nhiều món ăn khác nhau như canh hến lá dâu hoặc lá dâu xào trứng. Ngoài ra nước dâu tằm cũng là một loại thức uống khá được săn đón vào mùa hè, những ngày nóng oi ả vì tính chất thanh mát, giải nhiệt.
Lợi ích sức khỏe có được khi ăn lá dâu tằm là gì?
Từ khá lâu, lá dâu tằm được dùng như một loại thuốc trong y học cổ truyền. Nhờ vào các thành phần có trong lá dâu tằm mà chúng có khá nhiều lợi ích:
Kiểm soát nồng độ insulin và giảm lượng đường trong máu: Lá dâu tằm chứa 1 - deoxynojirimycin (DNJ) ngăn chặn cơ thể hấp thụ carbohydrate (một chất tạo ra đường glucose) ở ruột của chúng ta.Lá dâu tằm có ích cho hệ tim mạchGiúp giảm viêm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra lá dâu tằm chứa nhiều hợp chất giúp giảm viêm và chất flavonoid có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa.Phòng ngừa các triệu chứng của bệnh cảm lạnh: Trong đông y, lá dâu tằm có tính hàn, giúp hạ sốt, nhuận phổi, hỗ trợ điều trị cảm cúm.Các lợi ích tiềm ẩn khác có thể bạn chưa biết
Ngoài các lợi ích được nêu trên thì lá dâu tằm còn có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe khác vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu như:
Làm đẹp da: Hoạt chất α-hydroxy axit có trong lá dâu tằm là nguyên liệu giúp điều trị nám, tàn nhang, làm sáng màu da tự nhiên.Giúp giảm cân: Các cuộc thử nghiệm trên loài gặm nhấm đã cho thấy rằng lá dâu tằm thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và giảm cân.Lá dâu tằm thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và hỗ trợ giảm cânNgăn ngừa ung thư: Hiện tại chỉ mới có một số nghiên cứu trong ống nghiệm về khả năng chống ung thư của lá dâu tằm nhưng đã có những kết quả khả quan.Tác dụng phụ cần lưu ý khi ăn lá dâu tằm
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy lá dâu tằm là an toàn khi sử dụng và chế biến. Nhưng vì lá dâu tằm có chứa mủ cây dâu tằm và nhiều hoạt chất khác nên có thể một số người sẽ gặp phải tác dụng phụ khi ăn lá dâu tằm. Một số tác dụng phụ có thể gặp như tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu và táo bón,...
Ngoài ra, các bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng lá dâu tằm hoặc các sản phẩm từ lá dâu tằm dù nó có tác dụng giảm lượng đường trong máu.
Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú là những đối tượng nên tránh dùng lá dâu tằm để đảm bảo an toàn do hiện tại vẫn chưa có đủ nghiên cứu chứng minh lá dâu tằm là an toàn khi sử dụng trong thời gian dài.
Xem thêm: Hà Nội Xây Cung Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố Đà Nẵng: Trang Chủ
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã biết được câu trả lời liệu lá dâu tằm ăn sống được không và sẽ cẩn trọng hơn trước khi quyết định có nên thêm lá dâu tằm vào thực đơn của mình. Mặc dù lá dâu tằm có rất nhiều tác dụng tốt nhưng chúng ta vẫn nên hỏi qua ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước khi kết hợp với các loại thuốc khác.