Nguyễn Quang Sáng là cây bút đại thụ của nền văn học Việt Nam. Ông được độc giả biết đến nhiều nhất thông qua truyện ngắn Chiếc lược ngà. Với phong cách sáng tác gần gũi, giản dị và chân thực về con người, cảnh sắc thiên nhiên. Các tác phẩm của ông đều để lại được ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc.
Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Quang Sáng
Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Quang SángNăm 1948, ông được cử đi học văn hóa tại Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Đến năm 1950, Nguyễn Quang Sáng trở về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ và trở thành cán bộ nghiên cứu tôn giáo.
Bạn đang xem: Tác giả nguyễn quang sáng
Năm 1955, Nguyễn Quang Sáng đi theo đơn vị và được tập kết ra ngoài miền Bắc, ông chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy rồi về công tác tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, ông chuyển về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học.
Năm 1966, ông trở vào chiến trường miền Nam và làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, Nguyễn Quang Sáng lại tiếp tục ra Hà Nội và làm việc ở Hội Nhà văn Việt Nam.
Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp văn học nước nhà, Nguyễn Quang Sáng đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý trong ngành như Giải Mai Vàng cho Nhà thơ xuất sắc nhất năm 1977, giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt II năm 2001.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng được biết đến là cha ruột của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người từng làm giám khảo của cuộc thi Việt Nam Idol và cũng là đạo diễn của rất nhiều bộ phim nổi tiếng.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Quang Sáng
Là một người con của quê hương Nam Bộ, vậy nên phong cách sáng tác của ông cũng luôn thấm đẫm màu sắc và nhịp sống của vùng đất này, gần gũi mà giản dị vô cùng.
Trong hầu hết các sáng tác của đời mình, ông đều hướng ngòi bút về con người và cảnh sắc thiên nhiên. Nhờ việc sử dụng những ngôn ngữ rất đời thường, kết hợp với màu sắc bi tráng, câu chuyện kịch tính, giàu chất thơ ca càng làm cho các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng trở nên rất đỗi thân thương và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Quang SángLời văn của Nguyễn Quang Sáng hết sức mộc mạc, dễ hiểu mà vẫn nêu bật lên được những vấn đề trong thực tại, những giá trị chân thực về cuộc sống, con người và xã hội. Đặc biệt, các giá trị nhân văn đã được ông lồng ghép một cách khéo léo vào trong các tác phẩm văn học để tạo sự sâu sắc và ý nghĩa nhất. Ông cũng được đánh giá là một tác giả có giọng văn đa dạng, lúc thì da diết, nhớ thương, khi thì hùng hồn, mạnh mẽ.
Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông có thể kể đến truyện ngắn Chiếc lược ngà đã được đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở. Chiếc lược ngà là một câu chuyện sâu sắc và cảm động về tình cảm gia đình. Trong những năm tháng kháng chiến, bom đạn đã cướp đi sự hạnh phúc của con người. Chỉ vì một vết sẹo khi đi lính, mà bé Thu đã không nhận ra cha mình là anh Sáu, điều này đã khiến cho anh vô cùng đau đớn.
Ngày quay trở lại chiến trường, anh Sáu vẫn giữ lời hứa làm cho con một chiếc lược bằng ngà voi. Chiếc lược ngà tuy bé nhỏ nhưng chất chứa vô vàn tình yêu thương, trở thành kỷ vật của bé Thu sau này.
Tuy nhiên, thật đáng buồn, sau một trận càn của địch đã khiến cho anh Sáu bị thương nặng và không may hy sinh. Sau đó, anh chỉ kịp trao nó cho một người bạn của mình là nhà văn Nguyễn Quang Sáng cùng với lời dặn dò trao đến tận tay cho bé Thu, con gái của anh.
Chiếc lược ngà đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ, khắc họa về tình phụ tử cao cả trong những năm tháng kháng chiến. Bên cạnh đó, cái chết của anh Sáu còn thể hiện cho những nỗi đau mà bom đạn gây ra, cướp đi người thân của nhiều gia đình.
Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang SángNguyễn Quang Sáng đã để lại cho đời một kho tàng văn học với các thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết vô cùng đồ sộ, tiêu biểu như:
Con chim vàng (Tập truyện ngắn, 1956)Người quê hương (Tập truyện ngắn, 1968)Nhật ký người ở lại (Tiểu thuyết, 1961)Đất lửa (Tiểu thuyết, 1963)Câu chuyện bên trận địa pháo (Truyện vừa, 1966)Chiếc lược ngà (Tập truyện ngắn, 1966)Bông cẩm thạch (Tập truyện ngắn, 1969)Cái áo thằng hình rơm (Truyện vừa, 1975)Mùa gió chướng (Tiểu thuyết, 1975)Người con đi xa (Tập truyện ngắn, 1977)Dòng sông thơ ấu (Tiểu thuyết, 1985)Bàn thờ tổ của một cô đào (Tập truyện ngắn, 1985)Tôi thích làm vua (Tập truyện ngắn, 1988)25 truyện ngắn (1990)Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)Con mèo của Foujita (Tập truyện ngắn, 1991)Nhà văn về làng (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2008).Không chỉ đạt được những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực viết văn, Nguyễn Quang Sáng còn nổi tiếng là một nhà biên kịch tài hoa, với những kịch bản phim ấn tượng như:
Mùa gió chướng (1977)Cánh đồng hoang (1978)Pho tượng (1981)Cho đến bao giờ (1982)Mùa nước nổi (1986)Dòng sông hát (1988)Câu nói dối đầu tiên (1988)Thời thơ ấu (1995)Giữa dòng (1995)Như một huyền thoại (1995)Tiểu sử cuộc đời, phong cách sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với độc giả trong nhiều thập kỷ qua. Hy vọng, bài viết đã cung cấp được đến cho bạn những thông tin hữu ích, giá trị về nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Nguyễn Quang Sáng là một trong những cây bút sáng tác nhiều truyện ngắn giá trị trong những năm kháng chiến, ông được mệnh danh là cây đại thụ của văn học Nam Bộ với các tác phẩm đầy hơi thở bình dị và chân chất nhưng hào sảng đầy phóng khoáng của người dân miền Nam.
Sơ lược về cuộc đời của Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn sinh năm 1932 trong một gia đình làm nghề thợ bạc ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Lớn lên trong những năm đất nước có chiến tranh nên ngay từ năm mười bốn tuổi, tác giả đã xung phong vào bộ đội với công việc liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2.
Sau này, Nguyễn Quang Sáng đã trả lời phỏng vấn:
“Tháng 4 năm 1946, tôi gia nhập bộ đội, làm liên lạc. Bây giờ nghĩ lại, phải nói rằng, tôi đi bộ đội không phải vì ham vui mà đi, đã tự giải phóng mình ra khỏi cái không khí u ám của xã hội lúc bấy giờ, với ý thức đánh Tây cứu nước, đi với một quả tim nồng nàn.”
Hai năm sau, nhà văn được học văn hóa ở Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố và đến năm 1950 thì Nguyễn Quang Sáng về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ để làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo.
Chân dung tác giả Nguyễn Quang SángNăm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc và chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy rồi về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và từ năm 1958, tác giả công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam và làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học.
Đến năm 1966, Nguyễn Quang Sáng vào chiến trường miền Nam để làm bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng và đến Hà Nội tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn năm 1922.
Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, nhà văn quay về Thành phố Hồ Chí Minh và giữ chức Tổng Thư ký của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa l, II, III.
Nguyễn Quang Sáng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam khi ông tham gia kháng chiến và là Chủ tịch của Hội Nhà văn Việt Nam trong những năm ấy vì số lượng tác phẩm đồ sộ mà tác giả để lại cho cuộc đời, cống hiến nhiều điều to lớn cho sự nghiệp văn học nước nhà.
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn có nhiều đóng góp cho kháng chiến và văn học dân tộcSuốt cuộc đời sáng tác của mình, ông đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong ngành như Giải Mai vàng cho Nhà thơ xuất sắc năm 1997, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt II năm 2001 và nhiều thành tựu từ các tác phẩm khác.
Nguyễn Quang Sáng trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 2 năm 2014, để lại niềm thương tiếc vô hạn từ gia đình, đồng nghiệp và trái tim độc giả mọi miền, đặc biệt là người dân Nam Bộ.
Nhà văn tài năng miền Nam Bộ và những giải thưởng cao quý
Nguyễn Quang Sáng được thế hệ trẻ Việt Nam biết đến nhiều nhất thông qua truyện ngắn Chiếc lược ngà được đưa vào chương trình giảng dạy bậc Trung học cơ sở.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được in vào Sách giáo khoa Ngữ vănĐó là một câu chuyện đầy cảm động trong những năm kháng chiến khi bom đạn cướp đi niềm hạnh phúc của con người, chỉ vì một vết sẹo sau khi đi lính về mà bé Thu không nhận cha làm cho anh Sáu vô cùng đau đớn.
Khi quay lại chiến trường, anh luôn khắc sâu lời hứa sẽ làm cho con một chiếc lược bằng ngà voi và ghi lên đó dòng chữ gửi nỗi nhớ đến con, chính tình yêu thương vô bờ bến ấy đã giúp anh hoàn thiện chiếc lược đẹp đẽ, nó là kỉ vật của bé Thu sau này.
Chiếc lược ngà được đánh giá là một trong những tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp của tác giảNhưng thật đáng buồn khi một trận càn của địch khiến anh bị thương nặng và trước giây phút hi sinh chỉ kịp trao nó cho người bạn của mình chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng với lời dặn dò là cố gắng gửi đến tận tay cho con gái.
Chiếc lược ngà trong truyện ngắn cùng tên đã trở thành hình tượng đẹp đẽ bao thế hệ khi nhắc về tình phụ tử cao cả trong những năm kháng chiến và cái chết của anh Sáu là đại diện cho nỗi đau mà bom đạn gây ra, cướp đi người thân của bao gia đình.
“Chỉ mãi đến cuối năm 1977, về làm việc ở Tuổi Trẻ, tôi mới “bắt đầu” tìm hiểu nền văn học cách mạng qua những cuốn sách ở thư viện, với những Mẫn và tôi (Phan Tử), Hòn Đất (Anh Đức), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)…
Trong các truyện tôi thích Chiếc lược ngà nhất, vì lối viết đơn giản như kể chuyện, thật tình, đẫm chất Nam Bộ. Nhân vật trong các truyện đều gần gũi, giản dị, sống phóng khoáng, rất anh hùng mà cũng rất đời thường…”
– Nhà văn Phan Đông Thức
Sau này ông thành công hơn nữa khi viết tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu và đạt giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn năm 1985 với những ngày thuở nhỏ của mình ở mảnh đất Nam Bộ tuy khói lửa nhưng gan góc dạn dày.
Nguyễn Quang Sáng có tấm lòng son sắt thủy chung với quê hương và con người Nam BộLật từng trang của cuốn sách, bạn đọc sẽ dễ dàng bắt gặp được hình ảnh sông nước bình dị mà đẹp đẽ của đất miền Nam đầy hào phóng, mến khách và sự hăng say khi lao động của người dân.
In sâu trong ký ức của tác giả là những thước phim quay chậm về ngày tháng đã xa nhưng vô cùng rõ nét về một tuổi thơ đầy dữ dội và đáng nhớ.
Nguyễn Quang Sáng cũng viết về những điều phức tạp của các tôn giáo và cách mạng khi sáng tác cuốn Đất lửa. Trải qua bao năm với nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận thì cho đến hôm nay, tác phẩm đã có một vị trí xứng đáng trong đời sống văn học Việt Nam.
Ảnh bìa cuốn tiểu thuyết Đất lửaCuốn sách lấy bối cảnh làng Mỹ Long Hưng của Chợ Mới vào những năm đầu chống Pháp nói về nhân vật Tư Trịnh là người giật dây cho sự hiềm khích lớn giữa hai tín đồ sùng bái bấy giờ.
Câu chuyện ấy là cuộc nội chiến trong cán bộ Việt Minh về chính nghĩa và phi chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh gian khổ để đến với cách mạng của những người nông dân Nam Bộ.
Đất lửa được Tiến sĩ Frank Gerke của Đức công nhận về sức hấp dẫn và ý nghĩa của nó.
“Theo quan điểm của tôi, Đất lửa là một trong những tiểu thuyết Việt Nam thành công nhất. Đó là một tiểu thuyết về lịch sử Nam Bộ, về chiến tranh, về cách mạng, về những khó khăn và xung đột người Nam Bộ đã phải trải qua và khắc phục trong thời gian nhất định.”
Cả một đời cầm bút của mình, Nguyễn Quang Sáng không những viết nhiều tuyệt tác cống hiến cho văn đàn mà còn có cả một tập bút ký là Nhà văn về làng.
Cuốn sách dùng để ghi lại tình yêu quê hương Nam Bộ cùng những trăn trở về thiên chức người nghệ sĩ và ba mươi mốt bài viết về các tác giả mà ông đã từng in báo trong mấy chục năm sự nghiệp.
Nhà văn về làng chất chứa nhiều kỷ niệm và tâm tư về nghề văn của Nguyễn Quang SángÍt ai biết rằng tập bút ký được viết khi tác giả đã 76 tuổi để nhớ về những ngày đã qua của mình, sinh ra và lớn lên ở An Giang và tham gia kháng chiến cùng sứ mệnh văn học khi ấy là cổ vũ cho đất nước và các câu chuyện với những đồng nghiệp mà ông từng trò chuyện, in lên báo.
Xem thêm: Đăng Ký Gói Cước Gọi Nội Mạng Của Mobifone Ưu Đãi Gọi Không Giới Hạn
Với ông, cho dù là ở bất kỳ ở độ tuổi nào thì cũng có thể viết được nếu như hòa mình vào cuộc sống.
“Một khi anh còn đi vào cuộc sống, còn lắng nghe những hơi thở của cuộc sống thực, thì anh vẫn còn có thể viết văn được.”
Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chưa từng giới hạn ở bất kỳ chủ đề nào nhưng ông vẫn tập trung nhiều nhất là chiến tranh và con người. Với những cống hiến đồ sộ được nhiều người công nhận, tác giả xứng đáng được gọi là bậc thầy của văn học Nam Bộ.
Tay biên kịch xuất chúng cùng nhiều cống hiến cho sự nghiệp điện ảnh nước nhà
Bên cạnh một sự nghiệp văn chương đáng ngưỡng mộ thì ông còn có một thành tựu đáng kể hơn là những giải thưởng ở mảng biên kịch phim cùng những đóng góp cho môn nghệ thuật thứ bảy ở Việt Nam ngày trước.
Cái tên Nguyễn Quang Sáng được biết đến nhiều hơn khi kịch bản Mùa gió chướng dựng thành phimTác phẩm được viết vào năm 1975 với tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam nhằm chống lại sự đàn áp, ý đồ dời dân lập ấp của quân thù. Cuộc đấu tranh ấy trải qua rất nhiều gian nan cùng thử thách và để lại biết bao hi sinh, mất mát.
Chính vì như vậy mà Phan Đắc Lập từng nhận xét:
“Nguyễn Quang Sáng có tài kể chuyện. Bằng một lối văn mộc mạc, anh cứ thủ thỉ kể hết cuộc tình này đến cuộc tình khác như một người nông dân Nam bộ kể chuyện đời xưa và chuyện tiếu lâm. Ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc này, Nguyễn Quang Sáng đã chạm tới những rung động vi nhiệm của tình yêu.”
Mùa gió chướng từng dịch ra tiếng Nga và vinh hạnh nhận được Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc tại Hà Nội năm 1980.
Nguyễn Quang Sáng còn có nhiều kịch bản nổi tiếng như Pho tượng, Cho đến bao giờ, Mùa nước nổi, Dòng sông hát, Câu nói dối đầu tiên, Thời thơ ấu, Giữa dòng, Như một huyền thoại và Cánh đồng hoang đã nhận được Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc năm 1980 cả Huy chương vàng liên hoan phim quốc tế ở Moskva – Nga.
Nguyễn Quang Sáng là một chân dung văn học hoàn chỉnh
Nhà văn không chỉ được mệnh danh là một bậc thầy được nhiều người khâm phục khi đạt được không ít giải thưởng từ các tác phẩm mà còn có một phong cách sáng tác ấn tượng và cách sống đẹp được nhiều đồng nghiệp tán thưởng, học hỏi.
Đối với đồng nghiệp, trong hồi ức của nhà thơ Trần Đăng Khoa vẫn ghi nhớ vẹn nguyên hình ảnh đậm đà người miền Nam của ông.
“Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao, tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó của một người nông dân Nam Bộ ngang tàng, coi những chuyện nguy hiểm chết người cũng bông phèng như trò chơi con trẻ, có thể chống xuồng lao ve vé giữa lúc bom đạn đang vây bủa mù mịt, cũng có thể ngồi thì lì trong một cái quán rượu tạm bợ, dựng tồng tềnh bên vệ cỏ, ngoảnh ra phía sông nước mà nhậu lai rai, nhậu tối ngày. Con người ấy hình như vừa đơn giản, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một phần của thiên nhiên Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên như cỏ dại, có lúc ương ngạnh như vách đá.”
Nguyễn Quang Thiều cũng đánh giá rất cao tài năng và sự cống hiến của tác giả.
“Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn xuất sắc của Việt Nam. Các truyện ngắn của ông giản dị và dễ đi vào lòng người. Nó chứa đựng tất cả các yếu tố để làm nên vẻ đẹp cho một cậu chuyện: ngôn ngữ đối thoại, cách dựng truyện, lựa chọn nhân vật…Trong các tác phẩm ấy, ông kể câu chuyện xúc động, thật đến mực giống như không phải ông đang viết văn mà là kể cho chúng ta nghe những câu chuyện của chính cuộc đời của ông vậy.”
Nguyễn Quang Sáng thực sự là cây đại thụ bất tử trong trái tim đồng nghiệp và bạn đọc muôn nơi.
Nguyễn Quang Sáng là bức họa chân dung hoàn chỉnh của văn họcTuy đã ra đi nhưng đối với con trai mình là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thì ông vẫn mãi mãi sống trong lòng họ với sự yêu thương và kính nể cùng trân trọng sâu sắc các tác phẩm.
“Kết thúc một chặng đường, Ba tôi nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã chia tay gia đình tôi. Ba đến nơi gặp những bạn bè thân chú Trịnh Công Sơn, chú Bảo Phúc… Chúc ba vui vẻ nơi ấy! Má và các con yêu ba! Cám ơn thượng đế cho con được là con của ba.”
Và trong ngày đưa tiễn, nhiều người đã xúc động đọc bài thơ để thương nhớ ông rằng:
“Anh Năm ơi,Tổ quốc – tiếng gà trưa còn đó,Cánh đồng hoang loang nước ngậm ngùi.Mùa gió chướng bây giờ ai che chắn,Giữa dòng vương một nét mây trôi
Con chim vàng, con sếu đầu đỏ của Đồng Tháp Mười, của đồng bằng Nam Bộ mãi bay cao, bay xa ngàn dặm.”
Năm 2014, văn đàn đã mất đi một cây bút đầy tâm huyết với nghề văn và cả Nam Bộ đau lòng cho bậc đại thụ đã ngã xuống nhưng hình ảnh về một Nguyễn Quang Sáng tận tụy đầy trìu mến mãi khắc sâu cho những ai yêu quê hương yêu văn học, tên tuổi của ông sẽ ở lại với bao thế hệ độc giả.