Trước khi có khả năng nói bằng ngôn ngữ, trẻ bắt đầu bằng việc làm quen với những âm thanh và các từ ngữ vô nghĩa. Bé tập nói chuyện trong 3 năm đầu đời, khi mà bộ não đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Trong thời gian này, việc luyện tập nói chuyện có ý nghĩa quan trọng trong phát triển khả năng nói của bé.

Bạn đang xem: Dạy trẻ 2 tuổi tập nói


Sau khi sinh ra, trẻ chưa thể nói chuyện. Bé chỉ có thể biểu hiện bằng các cử chỉ như nhăn mặt, khóc, vặn vẹo để thể hiện các nhu cầu về thể chất và cảm xúc, từ sợ hãi, đói đến thất vọng, quá tải cảm giác. Cha mẹ chỉ có thể lắng nghe và giải thích tiếng khóc khác nhau thông qua ngôn ngữ hình thể. Điều kỳ diệu về sự phát triển ngôn ngữ rất nhanh của trẻ qua các giai đoạn được thể hiện như sau:

Bé nói chuyện lúc 3 tháng tuổi: Khi được 3 tháng tuổi, bé lắng nghe giọng nói, quan sát khuôn mặt lúc bạn nói chuyện cùng. Ngoài ra, bé cũng chú ý lắng nghe những âm thanh, giọng nói từ môi trường xung quanh. Nhiều bé thích nghe giọng nói và âm thanh khi còn trong bụng mẹ. Một số bé khác thích nghe giọng phụ nữ hơn nam giới.Bé nói chuyện lúc 6 tháng tuổi: Khi được 6 tháng, bé bắt đầu bập bẹ nói những âm thanh khác nhau. Ví dụ, bé có thể nói "ba-ba" hoặc "da-da." Đến cuối tháng thứ 6 hoặc thứ 7, các bé có thể trả lời tên của chính mình, nhận ra ngôn ngữ mẹ đẻ và sử dụng giọng nói để bày tỏ trạng thái vui hay buồn. Một số cha mẹ háo hức diễn giải một chuỗi từ ngữ quen thuộc như "cha ơi", trong khi ở độ tuổi này, bé vẫn chỉ có thể bập bẹ nói những âm tiết ngẫu nhiên không có nghĩa.


Trẻ em
Khi bé lên 3 tuổi, vốn từ vựng sẽ mở rộng nhanh chóng và bé có khả năng hiểu biết về ngôn ngữ trừu tượng

Bé nói chuyện lúc 9 tháng tuổi: Sau 9 tháng tuổi, bé có thể hiểu một vài từ cơ bản như "không" và "tạm biệt". Bé cũng có thể bắt đầu sử dụng một phạm vi rộng hơn các âm thanh chứa phụ âm và điều chỉnh âm điệu giọng nói.Bé nói chuyện lúc 12 - 18 tháng tuổi: Hầu hết các bé có thể nói một vài từ đơn giản như "mama" và "Dadda" vào cuối 12 tháng. Trẻ còn có thể trả lời hoặc ít nhất là hiểu được những đoạn nói chuyện ngắn của bạn chẳng hạn như “Con hãy đặt nó xuống”.Bé nói chuyện lúc 18 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có khả năng nói một số từ đơn giản như nói tên người, đồ vật và các bộ phận trên cơ thể bạn. Trẻ có thể lặp lại những từ hoặc âm thanh cuối cùng trong câu nói được nghe trước đó từ bạn.Bé nói chuyện lúc 2 tuổi: Đến 2 tuổi, các bé đã có khả năng xâu chuỗi một vài từ trong các cụm từ ngắn từ 2 - 4 từ, chẳng hạn như "Mẹ ơi, tạm biệt" hoặc "Con, sữa". Trẻ cũng đang học các từ ngữ chỉ sự vật như "cốc" và những từ mang ý nghĩa trừu tượng như "của con".Bé nói chuyện lúc 3 tuổi: Khi bé lên 3 tuổi, vốn từ vựng sẽ mở rộng nhanh chóng và bé có khả năng hiểu biết về ngôn ngữ trừu tượng như "bây giờ", những cảm giác như "buồn" và các khái niệm không gian như "trong".

Trẻ thường nghe và hiểu lời nói của người lớn trước khi biết nói. Lúc đầu, các bé chỉ nói được một vài từ, trong khi chúng có thể hiểu từ 25 từ trở lên. Bạn có thể giúp bé học nói nếu bạn:

Quan sát: Em bé thể hiện mong muốn qua hành động như dơ 2 cánh tay lên muốn nói rằng bé muốn được ôm, đưa cho bạn một món đồ chơi để nói bé muốn chơi, gạt tay khỏi đĩa thức ăn để muốn nói rằng trẻ đã ăn đủ. Các bậc phụ huynh nên mỉm cười, giao tiếp bằng mắt và trả lời để khuyến khích những nỗ lực nói chuyện đầu đời của trẻ.Nghe: Phụ huynh nên chú ý đến tiếng nói bập bẹ của bé rồi nói lại chính xác cho bé nghe và phát âm theo. Bé sẽ cố gắng bắt chước tiếng nói của cha mẹ và thay đổi cao độ và âm sắc để phù hợp với từ ngữ nghe được. Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với bé.Khen ngợi: Bạn nên mỉm cười và tán thưởng những nỗ lực nói chuyện của bé. Qua động lực mà bố mẹ mang lại, bé sẽ tập nói nhanh hơn.Bắt chước: Các bé rất thích nghe giọng nói của bố mẹ. Việc nghe những lời nói của bố mẹ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Khi nói chuyện với bé, bạn nên dùng những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản nhưng chính xác.Chi tiết: Nếu bé chỉ vào bàn và gây ồn ào, đừng chỉ cho bé ăn thêm thức ăn. Thay vào đó, bạn nên chỉ vào thức ăn và nói: "Con có muốn ăn thêm không? Con muốn ăn với món khác, phải không?"Tường thuật: Nói về những thứ liên quan khi bạn rửa bát, mặc đồ, cho ăn và những thay đổi trên cơ thể bé như “Mẹ mang đôi tất chân màu xanh cho con nhé” hoặc “Mẹ đang cắt thịt gà nấu cho con ăn”. Việc làm này có thể giúp bé nghe được nhiều hơn.Kiên nhẫn: Ngay cả khi bạn không hiểu bé nói gì, hãy tiếp tục cố gắng. Nhẹ nhàng lặp lại những gì bạn nghĩ là bé đang nói và hỏi xem điều đó có đúng không. Ngoài ra, bạn nên thể hiện tình yêu thương để bé cảm thấy được khen ngợi và tiếp tục cố gắng.Chủ động: Trong giờ chơi, hãy theo dõi sự chú ý và sở thích của bé để thấy rằng giao tiếp là một trò chơi hai chiều nói và nghe, dẫn dắt và làm theo.Chơi: Khuyến khích trẻ chơi, giả vờ và tưởng tượng thành tiếng để phát triển các kỹ năng bằng lời nói khi chúng đến độ tuổi tập đi.Đọc lớn tiếng: Những đứa trẻ ham đọc là trẻ cảm thấy việc đọc sách thú vị và cảm thấy thư giãn.
Mẹ và bé

Chẩn đoán các vấn đề về khả năng nói của trẻ càng sớm sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ tốt hơn trước khi đến tuổi đi học. Dưới đây là một vài kiểm tra cho trẻ chậm nói:

Thăm khám bệnh học ngôn ngữ: Các nhà bệnh học ngôn ngữ (SLP) có thể chẩn đoán và điều trị các rối loạn ngôn ngữ, giọng nói làm trì hoãn khả năng nói. Những lời khuyên và trò chơi hữu ích có thể được đề nghị trong việc cải thiện vấn đề về giọng nói và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.Sàng lọc bệnh lý: Trẻ có thể được sàng lọc về các khuyết tật, về phát triển hoặc hành vi như rối loạn phổ tự kỷ hoặc nhận thức. Những rối loạn và bệnh tật mắc phải này có thể gây ra chậm phát triển giọng nói.Tập nói chuyện với bé: Khuyến khích bé trong giai đoạn bắt đầu tập nói bằng cách dỗ dành, tập nói và hát thường xuyên. Trong khi giao tiếp với bé bạn nên trả lời tích cực và cho thấy sự quan tâm.

Khi con bạn có chậm nói, trẻ cần được đưa đến thăm khám tại các cơ sở Nhi khoa có chuyên khoa Tâm thần hoặc các cơ sở Tâm thần có chuyên khoa Tâm thần Nhi. Tại Vinmec Times City, chúng tôi có đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần được đào tạo chuyên sâu, trong đó có lĩnh vực Tâm thần Nhi sẽ khám, đánh giá và hướng dẫn can thiệp cho các trẻ có vấn đề về phát triển ngôn ngữ.

Chúng tôi sẽ sử dụng thang Denver để đánh giá sự phát triển chung của trẻ, các thang đánh giá tự kỷ (nếu cần), khám răng hàm mặt, khám tai mũi họng, điện não đồ hoặc hình ảnh học não bộ (nếu cần) để đánh giá toàn diện vấn đề chậm nói của trẻ nhằm đưa ra chẩn đoán và chiến lược can thiệp phù hợp.


Khám
Khi con bạn có chậm nói, trẻ cần được đưa đến thăm khám tại các cơ sở Nhi khoa có chuyên khoa Tâm thần hoặc các cơ sở Tâm thần có chuyên khoa Tâm thần Nh

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Hiện nay, tình trạng bé chạm nói không còn hiếm gặp ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Việc học nói cho bé 2 tuổi, luôn là điều cực kỳ khó khăn đối với bậc phụ huynh. Do đó để hiểu rõ bệnh của trẻ xuất phát từ đâu, bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, cách khắc phục và những điều cần tránh trong việc học nói cho bé 2 tuổi.


*

Do khả năng tiếp thu âm thanh từ tai của trẻ kém

Theo nhiều chuyên gia nhận định việc khả năng nghe của trẻ không được tốt, sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về tai đi kèm, chẳng hạn như: bệnh viêm nhiễm tai mãn tính, bệnh viêm tai giữa, bệnh ù tai,...Đây là nguyên nhân số 1 dành cho các bậc làm cha làm mẹ lưu tâm để giúp bé 2 tuổi tập nói.

Do tiếp xúc quá nhiều với tia phóng xạ từ các thiết bị điện tử

Hiện nay, nhiều hộ gia đình dạy con bằng phương pháp nếu nghe lời thì sẽ được chơi vi tính, điện thoại,...Do họ quá bận bịu với công việc nên khi thấy trẻ mè nheo, lười ăn, không chịu nghe lời,..họ đều ra thượng sách sử dụng trò chơi để dụ trẻ. Điều này lâu dần khiến các tia phóng xạ xâm nhập vào não bộ của trẻ, khiến cho trẻ có khả năng chậm nói và đặc biệt có thể dẫn đến trầm cảm ở trẻ. Do đó đây cũng là 1 trong những nguyên nhân vô cùng đáng lo ngại cho các phụ huynh muốn giúp bé 2 tuổi tập nói.

Do suốt ngày cứ ru rú trong nhà, sợ tiếp xúc với bên ngoài

Một trong những nguyên nhân tiếp theo để hiểu và dạy trẻ 2 tuổi tập nói là nỗi sợ tiếp xúc với thiên nhiên bên ngoài. Như đã kể trên, việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử quá, khiến trẻ không còn sự hào hứng khám phá thiên nhiên, mà bé cứ nghĩ có điện thoại, có vi tính là đã nắm rõ và trải nghiệm hết thế giới này. Việc để con ru rú trong nhà rất nguy hiểm, lâu dần khiến trẻ trở nên cách biệt với xã hội và gây ra tự kỷ.

Do bé sinh thiếu tháng

Một trong những nguyên nhân khiến bé chậm nói là do bé sinh thiếu tháng. Để giúp bậc phụ huynh dạy bé 2 tuổi tập nói, ngay bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân này. Hiện nay, có rất nhiều bằng chứng sống chứng minh cho trường hợp sinh thiếu tháng sẽ dẫn đến chậm nói, việc đó bắt nguồn từ việc trẻ sinh non sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ kém hơn các bé đồng trang lứa.

Do chịu ảnh hưởng từ cú shock tâm lý của gia đình

Tình cảm gia đình đóng vai trò rất lớn để dạy bé 2 tuổi tập nói. Nhưng không thể phủ nhận, nếu từ nhỏ, bé đã phải chịu ảnh hưởng từ nhiều cuộc cãi vã của người lớn sẽ một phần nào đó tác động đến tâm lý của trẻ. Những cuộc cãi vã ấy luôn mang khuynh hướng bạo lực và tiêu cực. Điều này sẽ khiến trẻ thu mình lại, không dám giao tiếp tiếp với bất kỳ ai, kể cả là cha mẹ ruột của chính bé.

*

Cách dạy bé 2 tuổi tập nói hiệu quả

Hãy chủ động giao tiếp với trẻ để hiểu chúng nhiều hơn

Việc chủ động nói chuyện với con cái là thượng sách, là phương pháp hàng đầu luôn hữu hiệu. Việc này sẽ giúp bé 2 tuổi học nói thông qua những câu từ mà cha mẹ sử dụng và một phần là để trẻ chia sẻ nỗi niềm với người lớn , tránh trường hợp trẻ giấu nỗi buồn trong lòng.

Đọc sách cho trẻ nghe

Việc đọc sách cho trẻ nghe sẽ giúp trẻ tiếp thu từ từ chậm chậm các từ ngữ, từ đó mà việc giúp bé 2 tuổi học nói dễ dàng hơn rất nhiều. Do ngôn từ trong sách vở đã được các tác giả chọn lọc những lời hay ý đẹp để viết, nên khi trẻ tiếp thu những từ ngữ ấy, thì trẻ sẽ có vốn từ vựng ngày càng phong phú và có nét văn chương hơn.

Giải thích cho trẻ hiểu những hành động của người lớn

Một trong những công thức tập nói cho bé 2 tuổi là giải thích, khiến chúng không hiểu sai và hành động theo những hành vi sai trái. Từ đó khiến trẻ trở nên tự tin mạnh dạn thể hiện mình trước đám đông mà không sợ bị la gầy. Việc này còn giúp trẻ năng động và sẽ có xu hướng nói chuyện nhiều hơn với mọi người.

Tạo môi trường cho trẻ học tập

Môi trường luôn đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là quá trình dạy trẻ 2 tuổi tập nói. Bởi vì, môi trường tốt và lành mạnh sẽ giúp trẻ học hỏi và bắt chước theo những cử chỉ tốt đẹp. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn và tự tin nói chuyện, giao tiếp với mọi người. Do đó, cha mẹ nên tạo một môi trường thật lành mạnh để giúp con mình phát triển một cách toàn diện nhất có thể.

Cùng giải trí với trẻ

Giải trí cùng với trẻ là một chiến lược vô cùng thông minh của những người giàu , trong quá trình dạy bé 2 tuổi tập nói. Bậc cha mẹ nên cùng chơi game với bé, cùng dùng thiết bị điện tử với bé. Để kiểm soát được thời lượng, cũng như nội dung mà các bé đang xem. Mục đích ở đây là hạn chế cho bé tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử.

*

Những điều cần tránh khi dạy bé 2 tuổi tập nói

Giải thích không thống nhất của cha mẹ

Việc giải thích cho trẻ hiểu trong quá trình dạy trẻ 2 tuổi học nói nên có sự đồng thuận giữa các ý kiến, tránh trường hợp bé phải suy nghĩ liệu cha đúng hay mẹ đúng. Do đó mà các bậc phụ huynh nên có những cách dạy đã được thống nhất sẵn.

Lặp lại quá nhiều lần những từ trẻ nói sai

Trong khi dạy trẻ 2 tuổi học nói, tránh trường hợp lặp lại những lỗi phát âm của bé. Vì bé sẽ tưởng từ đó đã phát âm đúng, lâu dần hình thành thói quen phát âm sai ở trẻ. Mặc khác, nếu trẻ phát âm sai, sẽ dẫn đến việc khi các bé nghe người khác giao tiếp thì bé sẽ không hiểu.

Không có chọn lọc khi dạy trẻ

Không chọn lọc khi dạy trẻ cũng là một trong những sai lầm của bậc phụ huynh trong việc dạy trẻ 2 tuổi tập nói. Do không được chọn lọc, nên bé có khi sẽ tiếp thu những từ ngữ không hay. Mà khi bé đã quen với từ đó rồi, thì sẽ rất khó để sửa lại cho đúng. Do đó mà sự chọn lọc vô cùng cần thiết.

Xem thêm: 1 cây thuốc lá marlboro trắng giá bao nhiêu tiền? cập nhật mới nhất

*

Bài viết trên là những phân tích về cách học nói cho bé 2 tuổi. Bạn sẽ hiểu hơn về những nguyên nhân, cách khắc phục và những điều cần tránh khi dạy trẻ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.